Hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa chi tiết từ A- Z

Posted on Kiến thức - Mẹo Vặt 2173 lượt xem

Máy lạnh (điều hòa) là một thiết bị gia dụng không thể thiếu trong nhà, đặc biệt nó còn là “vị cứu tinh” trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, việc vệ sinh máy lạnh thường được cho là tốn nhiều thời gian và rất dễ làm hỏng máy. Chính vì vậy, các gia đình có thói quen sử dụng dịch vụ vệ sinh máy lạnh. Thực chất máy lạnh không quá phức tạp như bạn nghĩ. Mặt khác, nó cũng rất dễ dàng vệ sinh tại nhà. Cùng… tham khảo ngay 7 bước vệ sinh điều hòa cực đơn giản, tiết kiệm chi phí nhất trong bài viết dưới đây nhé!

Vì sao cần vệ sinh điều hòa?

Máy lạnh có vai trò lọc khí, cung cấp không khí sạch cho những thành viên trong gia đình. Nhưng nó chỉ an toàn khi được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên. Nếu máy lạnh bị bẩn hoặc bám bụi lâu ngày, nó cũng trở thành nơi sản sinh các mầm móng gây ra các bệnh nguy hiểm về hô hấp. 

Ngoài ra, tại các thiết bị dàn lạnh và dàn nóng cũng có thể là nơi trú chân lý tưởng cho bọ, ve, nấm mốc và hàng tỉ các loại vi khuẩn khác nhau. 

Hơn nữa, máy lạnh lâu ngày không được vệ sinh khiến cho lưới lọc mất khả năng lọc không khí. Lúc đó, bạn sẽ có cảm nhận rõ rệt chất lượng không khí trong nhà bị xuống cấp trầm trọng. Vấn đề này thường đi lèm với các dấu hiệu khác như máy chạy yếu, máy lạnh chảy nước, tiền điện tăng chóng mặt….

Vì vậy, việc vê sinh điều hòa thường xuyên là công việc cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia định. Đồng thời, nó còn đảm bảo tốt tuổi thọ máy điều hòa, tăng hiệu suất làm việc trong các mùa cao điểm. 

Xem thêm: Dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Khi nào cần vệ sinh điều hòa?

Việc sử dụng điều hòa tùy vào nhu cầu của mỗi gia đình và tùy theo thời tiết. Vì vậy, không có một thời gian nhất định để tiến hành vệ sinh điều hòa. Tuy nhiên, để đảm bảo cho máy lạnh hoạt động tốt bạn nên vệ sinh nó trước mùa cao điểm. Đồng thời, những dấu hiệu sau đây cũng giúp bạn nhận ra thời điểm cần kiểm tra và vệ sinh ngay:

  • Điều hóa thiếu gas
  • Điều hòa kém lạnh hoặc làm lạnh chậm
  • Điều hòa chạy yếu hoặc không lạnh
  • Máy lạnh có mùi hôi
  • Máy lạnh bị chảy nước

Các bô phận quan trọng của điều hòa

Để giúp bạn hình dung công việc điều hòa máy lạnh, chúng tôi muốn giới thiệu sơ qua về cấu tạo của điều hòa.

Hệ thống điều hòa thường bao gồm:

1 dàn nóng (đặt ngoài trời, dàn nóng bao gồm cánh quạt và 

và 1 dàn lạnh (đặt trong nhà). Bộ phận nối giữa da

Những lưu ý trước khi tiến hành vệ sinh điều hòa tại nhà

Nếu điều hòa nhà bạn lắp trên cao, bạn nên dùng thang chữ A để đảm bảo an toàn khi tháo lắp, vệ sinh.

Không dùng nước nóng quá 40oC hoặc các loại dung dịch dễ bay hơi như xăng, dầu, chất đánh bóng, các loại bàn chải thô nháp để vệ sinh mặt nạ.

Cách vệ sinh điều hòa tại nhà

Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh

  • Bơm tăng áp có hệ thống vòi nước áp suất cao, làm sạch sâu. Bạn có thể tìm mua máy bơm vệ sinh điều hòa izi 2000. Không chỉ có thể dùng để bơm xịt rửa điều hòa, nó còn dùng để phun tưới nước, xịt rửa ô tô tại nhà….
  • Dung dịch tẩy rửa dàn lạnh. Có thể chọn một trong số các loại sau:
  • Dung dịch vệ sinh máy lạnh a400 Koil Clean;
  • Chất tẩy rửa dàn lạnh chuyên dụng SUPON;
  • Bình xịt Coil Cleaner
  • Tuốc-nơ-vít và các thiết bị dân dụng khác.
  • Khăn sạch hoặc giẻ lau để ngăn chặn nước ảnh hưởng đến các bo mạch điện tử.
  • Tuốc-nơ-ví
  • Túi ni lông cỡ lớn ( có thể dùng áo mưa tiện lợi).
  • Máy hút bụi (nếu có).

Bước 1. Ngắt nguồn điện

Điều hòa là một thiết bị điện gia dụng, vì thế trước khi làm vệ sinh cho máy bạn phải ngắt nguồn điện áptomát. Đồng thời ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm ra khỏi nguồn.

Sau khi tắt nguồn điện, bạn treo một chiếc túi nilon có miệng đủ rộng để hứng nước chảy xuống và bụi bẩn trong quá trình vệ sinh; Hoặc có thể dùng áo mưa tiện lợi.

Bước 2. Kiểm tra lượng khí gas

Kiểm tra lượng gas trong bình, nếu thấy gần hết ,bạn nên liên hệ với hãng để thay mới nhé! 

Bước 3. Kiểm tra các bộ phận bên trong máy 

Tiến hành kiểm tra cục nóng và lạnh để đảm bảo không có dị vật lẫn bên trong máy (chẳng hạn: côn trùng chết…)

Ngoài ra, bạn cần kiểm tra kỹ các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu và độ an toàn không. Nếu cảm thấy không an toàn thì hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.

Bước 4. Vệ sinh lưới lọc khí

Sau khi tháo vỏ mặt trước dàn lạnh, bạn dùng tay ấn nhẹ vào các chốt để tháo gỡ bộ lọc không khí ra ngoài. Tiếp theo, đem ngâm chúng trong một chậu nước lớn và dùng miếng rửa chén cọ rửa bộ lọc. Sau đó để thật khô hết nước.

Tần suất vệ sinh: Nếu máy lạnh chạy thường xuyên, bạn nên vệ sinh phin lọc không khí trong phòng 2 tuần/ lần. Nếu phin lọc khí quá bẩn, bạn nên thay mới để đảm bảo chất lượng.

Bước 5. Vệ sinh dàn lạnh

Đây là bước làm sạch khá quan trọng, trước hết bạn dùng khăn sạch hoặc túi nilon để che kín bo mạch của dàn lạnh. Như vậy trong quá trình vệ sinh, các tia nước sẽ không bắn vào.

Tiếp đó, bạn sử dụng bơm tăng áp đã chuẩn bị ở trên hoặc bình xịt nước áp lực xịt nước vào các khe kim loại trên dàn lạnh một cách từ từ.

Trong quá trình xịt nước, chỉ xịt nước vào các khe kim loại, tránh xịt và các bộ phận khác sẽ làm hỏng máy.

Bước 6. Vệ sinh dàn nóng

Cách vệ sinh tương tự như dàn lạnh. Với dàn nóng, bạn cũng dùng vòi bơm tăng áp xịt nước để làm sạch. Có thể xịt nước vào mặt trước dàn nóng nhưng không xịt nước vào phần mô tơ quạt cục nóng. Để thuận tiện hơn, trước khi xịt nước bạn có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt dàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn

Bước 7. Vệ sinh vỏ máy, lắp lại và chạy thử

Sau khi hoàn tất các công đoạn xịt rửa giàn lạnh, các phin lọc khí và làm sạch phần vỏ nhựa bên ngoài, ạn hãy tiến hành lắp lại mọi thứ như cũ. Sau đó để khoảng 30 phút cho thiết bị khô hẳn.

Công việc cuối cùng của bạn kiểm tra bằng cách khởi động lại điều hòa xem thử máy có hoạt động tốt không.

Lưu ý: khi lắp dàn mặt nạ dàn lạnh cũng như khi tháo ra cần gá mặt nạ vào đúng các lẫy. Có loại có 4 lẫy, 2 trên 2 dưới nhưng có loại có 5 lẫy, 3 trên 2 dưới.

Lưu ý trước và sau khi cho máy nghỉ lâu dài

Nếu bạn thường xuyên đi công tác dài ngày, trước khi đi xa, bạn nên thực hiện các thao tác sau đây để đảm bảo tuổi thọ cho máy.

  • Cho quạt trong nhà chạy nhiều giờ để bên trong dàn lạnh khô hoàn toàn, không còn nước ngưng đọng trong máng.
  • Ngắt áptomát, cầu dao hoặc rút phích cắm, vì nếu để phích cắm máy vẫn tiêu thụ khoảng 15W điện.
  • Vệ sinh phin lọc gió và lắp trở lại
  • Tháo pin ra khỏi điều khiển từ xa.

Để máy chạy lại sau thời gian nghỉ lâu dài, bạn nên kiểm tra các bộ phận sau:

  • Dàn nóng, giá đỡ dàn nóng, lối gió ra và vào có bị cản trở không.
  • Bạn cần kiểm tra nối đất có bị đứt hỏng không.
  • Kiểm tra xem nước ngưng có thông thoát không, nếu không thông thoát ra ngoài thì có thể rò rỉ trong nhà. Đôi khi có chuột, gián bò vào bịt kín lỗ thoát.

Trên đây là 6 bước đơn giản giúp bạn chủ động vệ sinh máy lạnh tại nhà mà không cần dịch vụ. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ của máy, bạn nên liên hệ dịch vụ vệ sinh máy lạnh uy tín để kiểm tra. 

Vệ sinh công nghiệp Không Gian Sạch

Nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại, hóa chất chuyên dụng. Chúng tôi tự hào là đơn vị vệ sinh công nghiệp chuyên nghiệp và uy tín nhất hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với nhân viên tư vấn
error: Content is protected !!