Chuột nhắt là loài chuyên phá rối cuộc sống của gia đình, chúng thường cắn đứt dây điện hoặc làm hỏng mạch. Không chỉ dừng lại ở đó, chuột còn mang nhiều mầm bệnh truyền nhiễm: dịch hạch, vàng da xuất huyết, nhiễm khuẩn Salmonella… Phải làm gì khi lũ chuột đang ngang nhiên “lộng hành”, phá phách trong ngôi nhà bạn? Mỗi khi chuột xuất hiện trong ngôi nhà, bạn thường có thói quen lục tung mọi thứ để tìm chỗ chúng đang ẩn nấp để bắt. Nhưng có rất nhiều cách đuổi chuột khỏi phòng hiệu quả hơn mà không cần tốn nhiều công sức, cũng không cần đến các công ty diệt chuột. Hãy cùng Không Gian Sạch tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Thói quen sống và sinh sản của loài chuột
Để có cơ sở “túm gáy” bọn chuột phá hoại nhanh chóng, hiệu quả, bạn cần biết thói quen sinh hoạt và đặc điểm của lũ tinh quái này.
Loài chuột thường xuất hiện nhiều nhất trong nhà chính là chuột nhắt (tiếng Anh: Mus Musculus). Chuột nhắt có thân hình nhỏ nhắn, mảnh khảnh, tai rộng, đuôi dài bằng cả phần thân và phần đầu cộng lại. Lông chuột nhắt thường có màu xám đen ở lưng, lông ở bụng có màu xám trắng. Một con chuột nhắt trưởng thành thường nặng từ 20 – 30gam.
Khả năng sinh sản của loài chuột
Chuột nhắt là loài có khả năng sinh sản kinh hoàng. Chỉ mất 19 ngày mang thai, một con chuột cái có thể “sản xuất” tới 4 -7 con. Trong quãng đời 1 năm ngắn ngủi, con cái có khả năng đẻ 8 lứa (tính ra, 1 năm mỗi con chuột cái sẽ “nhân bản” 32 – 56 con). Nếu điều kiện thức ăn dồi dào, chúng có thể sinh lứa tiếp theo sau 24 – 28 ngày.
Con con sau 3 – 4 tuần có thề bắt đầu tìm hiểu môi trường sống xung quanh, đến tuần thứ 7 là bắt đầu có khả năng sinh sản. Cơ thể chuột nhắt có khả năng giữ nước hoặc sản sinh ra nước khi môi trường hạn hán, khan hiếm nước. Chúng cũng cần rất ít thức ăn.
Thói quen sinh sống của chuột nhắt
Các công ty kiểm soát côn trùng và diệt chuột cũng rất đau đầu về vấn đề này. Chuột có khả năng thích ứng linh hoạt với các môi trường khác nhau. Thói quen làm tổ và sinh hoạt của chúng phụ thuộc vào đặc điểm nguồn thức ăn.
Nếu chuột làm tổ trong nhà, chúng thường chọn cách khoét vách tường, trong tủ, trên trần nhà và khoảng trồng bên trong các ngăn kéo. Chúng cũng có thể làm tổ trong các hộp thiết bị tủ lạnh, lò nướng, hộp đựng dụng cụ. Bên ngoài ngôi nhà, chuột thường đào hàng làm tổ dưới đất, trong các đống rác thải.
Bạn thường rất khó bắt được đám chuột vì chúng rất nhanh chân? Thực ra, đó là kết khả năng sinh tồn của loài chuột qua một thời gian thuộc “đường đi lối về” quanh khu vực mà nó sinh sống. Tùy vào giờ giấc hoạt động của khu vực sống, chuột thường đi kiếm ăm vào lúc thành phố khi đêm xuống, khi gặp kẻ thù, chúng sẽ trốn ở nơi được chọn trước đó.
Làm sao để phát hiện có chuột trong nhà?
Rất khó để biết chính xác lũ chuột đang “xây tổ ấm” ở đâu trong nhà bạn. Nhưng có thể nhận biết sự có mặt của chúng bằng một trong các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện những lỗ nhỏ bất thường dưới chân tường
- Có phân chuột hoặc mùi phân chuột trên sàn nhà
- Có tiếng chuột kêu, hoặc tiếng xào xạc hoặc tiếng rít vào ban đêm
- Nếu bạn đang nuôi 1 con mèo, nó sẽ tỏ vẻ lo lắng, lao từ góc này sang góc kia.
Cách đuổi chuột khỏi phòng thông thường
Sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt của chúng, hẳn bạn có thể đoán được tổ của nó có thể ở đâu trong nhà rồi đúng không? Nếu vậy, hãy thử ngay những cách bắt chuột thông thường dưới đây nhé!
Dùng bẫy chuột
Nếu bạn nghe tiếng chuột kêu đâu đó trong nhà, hoặc thấy chúng chạy ngang qua, nhất định chúng đang ở trong nhà bạn. Hãy thu phục chúng bằng cách đặt bẫy ở những nơi bạn nghi ngờ và thường thấy chúng xuất hiện. Có thể dùng bẫy gỗ, bẩy sắt với mồi thức ăn hoặc bẫy keo dính chuột.
Nên đặt bẫy vuông góc với tường, phần đầu đối diện với ván chân tường. Vì theo thói quen, chuột sẽ chạy dọc chân tường. Nên đặt bẫy gần nơi bạn nghi ngờ chúng đang làm tổ, thường cách không quá xa nguồn thức ăn.
Tuy nhiên, nhược điểm của các loại bẫy gỗ là nhẹ, nên không thể làm khó những con chuột có kích thước quá lớn. Hơn nữa, một khi bắt hụt, chuột sẽ tránh xa nơi đó. Vì vậy, bạn hãy linh động, không nên để cố định ở một chỗ. Ngoài ra, hãy dùng bất kỳ loại thức ăn nào mà chuột đã “ăn vụn” một vài lần trong nhà, chọn mồi mà chúng thích thì khả năng chuột dính bẫy sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, đừng quên kiểm tra thường xuyên xem chuột có dính bẫy không nhé!
Nuôi mèo để bắt chuột
Từ lâu mèo chính là khắc tinh của loài chuột nhắt. Nuôi mèo là cách không cần dùng đến các biện pháp dùng thuốc hay xác định nơi ở của chuột để đặt bẫy. Tất cả những gì bạn cần làm là nuôi 1 chú mèo có tinh thần “thù chuột” và sẵn sàng bắt chuột.
Tuy nhiên, bạn cũng nên theo dõi động thái của chú mèo xem nó có thích săn chuột không nhé, vì không phải con mèo nào cũng thích chuột đâu!
Cách đuổi chuột khỏi phòng bằng thuốc đuổi chuột
Nếu hoàn toàn thất bại với các cách bắt chuột thông thường, đã đến lúc bạn phải nhờ đến các loại thuốc diệt chuột. Nhưng trước khi dùng thuốc, bạn phải đảm bảo che kín các vật dụng và thức ăn trong phòng. Đặc biệt, không cho trẻ em lại gần khu vực đang xử lý nhé! Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì không nên áp dụng cách này. Những nguyên liệu tự nhiên ở mục dưới sẽ an toàn hơn.
Ngược lại, nếu nhà bạn thuộc vùng nông thôn, hoặc cần diệt chuột cho trang trại của mình thì cần phải cẩn thận hơn, tránh đàn gia súc ăn phải nhé. Tốt nhất là nên cách ly các con vật nuôi khỏi nơi đang dùng thuốc diệt chuột.
Cách đuổi chuột bằng thuốc diệt chuột
Thuốc diệt chuột được sản xuất dưới dạng thức ăn như hạt, dạng than bánh, gel hoặc cả thuốc diệt côn trùng.
Ưu điểm của các loại thuốc diệt chuột là tỉ lệ thành công rất cao nếu chúng ăn phải. Chú ý, không dùng các loại thuốc diệt chuột có tác dụng ngay tức thì, bởi chuột có xu hướng tìm nơi thông thoáng để thở, nên cần có thời gian để chúng chạy ra khỏi nhà rồi chết. Bạn không muốn biến nhà mình thành bãi “xác chuột” phải không?
Khi sử dụng các loại hóa chất diệt chuột bạn phải đọc kỹ hướng dẫm. Đồng thời bạn phải biết chắc chắn chuột chạy ra ngoài trong 3 – 4 ngày sau khi ăn phải chất độc.
Cách đuổi chuột ra khỏi phòng bằng dầu mazut
Dầu mazut có mùi khó chịu, nó làm lũ chuột rất sợ hãi. Bạn có thể dễ dàng kiếm một chút dầu mazut ở những cửa hàng sửa chữa xe máy. Khi chuột chạm phải loại dầu này, chúng sẽ phải liếm lông cho sạch sẽ. Vô tình, lũ chuột sẽ bị ngộ độc mà chết.
Để dùng cách này, bạn có thể đổ dầu mazut tại vị trí có chuột xuất hiện.
Đuổi chuột khỏi phòng bằng bột giặt
Bạn có tin rằng bột giặt có khả năng đuổi chuột? Hãy thử dùng một ít bột giặt và bột hoa tiêu để ở nơi chuột thường qua lại. Có thể trộn thêm một chút cơm nguội và đặt ở những nơi chuột hay ghé qua. Chắc chắn rằng chuột sẽ sợ mùi này và không dám quay lại.
Đuổi chuột khỏi phòng bằng máy siêu âm
Máy siêu âm phát ra âm thành có tần số thích hợp để đuổi chuột (16 – 70kHz). Tần số siêu âm được thay đổi tự động cứ sau 1-5 phút. Sự thay đổi đột ngột này không cho phép chuột có thời gian thích ứng và chúng sẽ bị giết.
Cách dùng long não đuổi chuột
Bạn thường dùng long não để đuổi gián? Không chỉ có gián, chuột cũng là loài kỵ long não. Để diệt chuột, bạn hãy rắc bột long não ở nơi chuột thường xuyên lui tới, khi nuốt phải bột long não, chuột sẽ bị khó thở và “tắt thở” luôn.
Hoặc có thể dùng tinh dầu long não (rã hương) thấm vào bông gòn và đặt ở nơi có chuột. Chúng không còn dám quay lại nữa.
Đuổi chuột khỏi phòng bằng các hương liệu tự nhiên
Muốn để lũ chuột tự động “rút lui” khỏi “địa bàn” của chúng, bạn cần biết chuột sợ mùi gì nhất. Ngoài cách đuổi chuột bằng keo dính chuột, bẫy chuột, các nguyên liệu tự nhiên dưới đây là cách rẻ tiền và an toàn nhất giúp bạn tiễn chúng ra khỏi nhà mà không tốn một nhát chổi nào.
Cách đuổi chuột khỏi phòng bằng bột quế
Quế có hương thơm ngọt, vị cay nòng, ngoài công dụng làm gia vị cho nhiều món ăn, nó còn giúp xua đuổi chuột khá hiệu quả.
Bạn có thể dùng bất kỳ thanh quế, bột quế hoặc tinh dầu quế rắc ở những nơi chuột đã xuất hiện. Lũ chuột sẽ không dám bén mảng tới nữa.
Đuổi chuột bằng lá bạc hà
Bạc hà ngoài công dụng xua đuổi côn trùng, tạo hương thơm mát, thanh lọc không khí, nó còn có khả năng giữ ranh giới giúp chuột không bén mảng tới gần.
Nếu phát hiện ra khu vực nào đó trong nhà có mùi chuột, bạn nên dùng tinh dầu bạc hà nhỏ vào bông gòn, đặt trong khu vực đó. Hoặc có thể rải lá bạc hà tươi hoặc túi bạc hà khô.
Không nên đặt chậu cây bạc hà trông nhà nếu không có đủ ánh sáng. Vì bạc hà cũng là loại cây ưa sáng nên rất dễ chết nếu trồng trong bóng râm.
Cách đuổi chuột trong nhà bằng tỏi
Tỏi cũng là loại gia vị “khắc tinh”của lũ chuột. Sử dụng lá tỏi hay củ tỏi tươi dập nát để ngay trước cửa hang sẽ khiến chuột khó chịu buộc chúng phải bỏ hang mà đi. Để giữ mùi được lâu hơn, bạn hãy sử dụng bột tỏi.
Đuổi chuột khỏi nhà bằng xi măng khô
Sử dụng xi măng trộn với bột mì thêm một ít muối sau đó làm thành hỗn hợp dạng sệt đặt trước của hang chuột, sau khi chúng ăn vào sẽ tạo cảm giác khát nước. Khi uống nước vào thì thành phần xi măng sẽ ăn mòn trong bụng chúng khiến chúng chết dần chết mòn.
Khoai tây nghiền
Dùng khoai tây ghiền nát này khi lũ chuột ăn vào sẽ khiến chúng thèm nước do natri có trong khoai tây sống cao. Đồng thời việc uống nước sẽ làm kéo dài thời gian cho dạ dày chuột sẽ giản nở ra khiến chúng chết đi.
Khoai tây là nguyên liệu dễ tìm và rẻ, nên bạn có thể đặt nhiều chén khoai tây và chén nước bên cạnh ở nhiều vị trí. Tốt nhất là nên đặt vào ban đêm, lúc này chuột sẽ đi thành nhiều con.
Có thể thêm một ít bột cacao để thu hút chuột nhanh chóng hơn. Dùng cách này, chuột sẽ không chết ngay, nên bạn cần tìm xác chuột thật kỹ.
Đuổi chuột bằng giấm
Giấm chua là mùi mà chuột và con trùng rất khó chịu. Để dùng giấm chua đuổi chuột, bạn lấy bông gòn thấm vào rồi đặt ở những nơi chuột thường xuất hiện. Khi nghe mùi giấm chua, chúng sẽ không dám tới gần.
Tuy nhiên giấm rất nhanh bay hơi, nên bạn phải thường xuyên
Cách giữ vệ sinh nhà cửa tránh chuột lộng hành
- Che các vết nứt trên sàn hoặc tường;
- Kiểm tra hầm và tủ, để phát hiện sự xuất hiện của loài gặm nhấm càng sớm càng tốt.
- Giữ nhà cửa và nhà bếp sạch sẽ;
- Không lưu trữ sản phẩm trong túi nhựa – điều này không ngăn được chuột;
- Giữ tất cả các sản phẩm ngũ cốc và ngũ cốc trong hộp kín;
- Giữ tế bào với động vật và chim sạch sẽ;
- Đừng để thức ăn vật nuôi qua đêm;
- Không bao giờ để bát đĩa với thức ăn hoặc thùng rác có chất thải qua đêm;
- Giữ thực phẩm trong tủ lạnh hoặc trong hộp kín;
- Luôn đóng cửa vào lúc hoàng hôn;
- Che các ống thông gió bằng lưới kim loại;